Các
bạn thân mến, ngày nay phong trào luyện tập thiền định ngày càng phổ biến trong
quần chúng. Vấn đề tu tập Thiền định không phải dành riêng cho các nhà tu hành
tôn giáo như một số người vẫn nghĩ mà nó đã tiếp cận một cách phổ quát đến toàn
dân và mang hơi thở thời đại. Thiền theo phương pháp của Tiến sĩ Dasira Narada,
thiền Yoga, thiền tịnh tâm… đã giúp cho Thiền trở thành một người bạn đồng hành
và vô cùng đắc lực đối với đa số đại chúng trong việc an lạc thân tâm và bảo vệ
sức khỏe.
Không phân biệt lứa tuổi, tôn giáo, giới tính, học vấn…
Nhưng tinh thần của những người tu tập thiền định thì bao giờ cũng có những điểm
chung nhất định. Bài viết này cũng mong một phần rất nhỏ chia sẻ rất nhiều những
băn khoăn, thắc mắc của Thiền sinh mới theo học môn học này dưới điểm nhìn của
riêng tác giả. Thực ra, những môn sinh đã đến các trung tâm học 6 buổi sơ và
trung cấp thì đã được các cô, các bác, các chú hướng dẫn rất nhiệt tình và tận
tụy rồi, song đôi khi cũng quên hoặc có nhiều những vấn đề rất nhiều người cùng
thắc mắc để hiểu hơn trước khi đăng ký theo học môn học này. Mong sao bài viết
này, góp một phần nhỏ chia sẻ những thắc mắc đó dưới góc nhìn cá nhân của riêng
người viết. Nếu có gì sai, kính mong mọi người góp ý, bổ sung để cho những người
có mong muốn học Thiền có thêm một sự tham khảo.
1. MÔN HỌC
Có rất nhiều phương pháp ngồi thiền
và rất nhiều trường phái khác nhau. Điểm khác nhau cơ bản của thiền theo phương
pháp của tiến sĩ Dasira Narada chính là: Khai mở 6 luân xa để quá trình ngồi
thiền có hiệu quả cao nhất. Nhiều bạn hỏi tôi: “bạn ơi! Có nhất thiết phải khai
mở luân xa hay không? Cứ thế ngồi tập có được không”. Điều này đơn giản nhưng rất
khó trả lời, giống như học trò không có thầy thì việc học tập, rèn luyện sẽ rễ
rơi vào mò mẫm, thậm chí như một số người nói “dễ tẩu hỏa nhập ma”. Bản thân
tôi khi chưa theo học môn học này đã từng ngồi thiền theo một số tài liệu của
các vị Hòa thượng hướng dẫn và giảng dạy. Trong thời gian ngồi thiền như vậy
tôi cũng thấy sức khỏe khá ổn định và thân tâm an lạc. Nhưng sau khi được các
minh sư khai mở luân xa tôi thấy năng lượng vào trong cơ thể một cách rõ rệt và
mạnh mẽ. Bình thường, luân xa của mõi người vẫn hoạt động nhưng rất yếu, khi những
luân xa này được kích thích từ năng lượng tu tập, ngồi thiền của những bậc tiền
bối đã giúp chúng ta đả thông các trung tâm năng lượng trong cơ thể, tạo điều
kiện thuận lợi cho cơ thể nhận năng lượng mạnh hơn, dễ dàng hơn so với người
chưa được mở luân xa. Đối với người luyện thiền thông thường thì phải mất một
thời gian rất lâu mới có thể tự khai mở luân xa cho bản thân. Do đó, Tổ sư
Dasira đã tìm ra phương pháp “dùng tha lực” để hỗ trợ luân xa cho người luyện tập
là một phát hiện vĩ đại và có ý nghĩa vô cùng thiết thực. Còn việc khai mở thế
nào? Luyện tập ra sao thì các bạn sẽ được trang bị thật kỹ trong 6 buổi học cho
lớp sơ cấp và trung cấp của các trung tâm.
Đặc trưng của phương pháp thiền này
là đi từ đơn giản, cụ thể đến trừu tượng, đi từ tinh thần chữa khỏi mọi bệnh tật
về thân đến vệ làm trong sạch về tâm hồn. Có thể nói rằng, phương pháp của Tổ
sư là một phương pháp trong 84 vạn pháp của nhà Phật. Có nghĩa là bằng một con
đường nhất định đưa đại chúng vào sự thức tỉnh tâm tính, sống nhân ái, yêu
thương và tiến đến giác ngộ. Bởi vì, điểm khởi đầu giống nhau của các môn sinh
trường sinh học là: Căn tính (mức độ nhận diện tâm linh, tinh thần) cao thấp
khác nhau nhưng điểm chung của những người tìm đến môn học này là mong muốn khỏi
bệnh. Do đó, tinh thần đầu tiên của môn học này là chữa bệnh. Con đường của TSH
là đi từ chưa bệnh về thân đến chữa bệnh về tâm. Nghĩa là đi từ cụ thể, có thể
kiểm chứng đến những niềm tin cao hơn về tâm linh, nhận thức.
2.
NHỮNG THẮC MẮC
2.1. Thiền có phải ăn chay không?
Câu
hỏi này có rất nhiều người quan tâm, việc ăn chay là do tâm tính, tình cảm,
tình thương yêu chúng sinh của mỗi người. Đặc biệt là những người theo tôn
giáo. TSH không phải là tôn giáo nên không bắt buộc ăn chay. Ăn chay hay không
là do mức độ tiến hóa tâm linh của mỗi người, môn học ở một mức độ nhất định không
yêu cầu.
2.2. Thiền có niệm Phật, trì chú, nghe nhạc
Thiền được không?
Có
cũng được mà không cũng được. Mục đích quan trọng nhất là tập trung vào chính
mình, có thể lắng nghe hơi thở của mình, nghĩa là không hướng ngoại mà chú trọng
vào thân tâm của chính mình. Niệm đến khi quên niệm, trì chú đến khi quên trì
chú, nghe nhạc đến khi không nghe thấy nhạc… nhưng cơ thể vẫn ngay ngắn, không
gục trước, ngã sau, ngủ quên là tốt. trong thực tế, tạo nền tảng yên lặng ngay
từ ban đầu là tốt nhất.
2.3. Làm sao để biết Luân xa hoạt động ổn định
hay đã bị bít?
Nhận
biết được luân xa có hoạt động thì đồng nghĩa biết nó có bị bít hay không. Có
trường hợp nói: “từ khi mở luân xa đến giờ em chả thấy gì, thử năng lượng thì vẫn
thấy hơi âm ấm, nhưng hỏi những người không đi học thì họ cũng cảm thấy thế !
em không bỏ tập ngày nào”. Khi gặp phải tình huống tương tự này, các bạn nên đến
các trung tâm để hưởng lực và xin ý kiến từ các hướng dẫn viên để được khai mở
lại luân xa do sự cố nào đó. Có thể trong quá trình ngồi phụ bệnh, bạn tự đặt
tay lên luân xa cũng khiến luân xa quay chậm và không bình thường. Hơn nữa, phải
thực hiện tốt 6 điều phải giữ đã được nhắc nhở.
2.4. Thời gian thiền bao lâu thì đạt yêu cầu?
Khoảng
60 phút trở lên cho mỗi lần tập. Ngày tập hai lần trở lên thì hiệu quả chữa bệnh
rất tốt.
2.5. Không gian thiền thế nào là tốt nhất
Sạch
sẽ, thoáng mát, yên tĩnh sẽ đem lại khả năng tập trung tốt hơn.
2.6. Nên ngồi thiền, đứng thiền hay nằm thiền…
là tốt hơn.
Ngồi
thiền là tốt nhất vì ngồi được lâu, khả năng tập trung tốt nhất mà không sợ bị
ngủ quên như nằm thiền. Khi đạt đến một trình độ nhất định thì đi, đứng, nằm ngồi,
đi lại thì luân xa vẫn hoạt động. Quan trọng nhất khi thiền là không nên nói
chuyện, không nên mở miệng trong lúc thiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét