Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

ĂN CHAY VÀ NIỆM PHẬT

ĂN CHAY VÀ NIỆM PHẬT…

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT...

1. ĂN TRỨNG VÀ SỮA ĐƯỢC KHÔNG: Thực ra Phật nói 'chay lạt" nghĩa là giảm bớt ham muốn và lòng thèm thuồng của ngon vật là. Phải biết bằng lòng với đức dưỡng dục của tự nhiên, trân trọng lương thực, trân trọng sinh mệnh của chúng vật. Phàm con vật nào biết chạy (trốn sự nguy hiểm) thì không được sát sanh.
2. SINH MỆNH CON NGƯỜI QUÝ HƠN CON VẬT: nhân vật B Giả thuyết khi gặp một con rắn đang định cắn anh A, anh B vội cầm que đánh chết con rắn thì khi này việc làm của anh B đúng. Vì sao lại thiên vị như vậy? Phật nói rằng được làm con người cũng đã phải trải qua nhiều kiếp lắm, nên khi có xác thân, được dưỡng (cho lớn) được dục (cho hiểu) để tự giác ngộ (tu tập) thoát khỏi khổ đau là một quá trình vô vàn vất vả. Nên phải biết trân trọng, không loài nào dã man như loài người. Một con rắn có thể cắn chết một mạng trong một ngày, con cọp giết chết 7 người trong 1 ngày, nhưng con người có thể giết chết hàng trăm, hàng vạn sau một câu lệnh. Nhưng con người cũng từ bi và có đức hiếu sanh trên hết thảy. Trở lại chuyện ăn chay. Vạn vận có duyên, các loài vật không do ta nuôi dưỡng thì bình đẳng với ta nên hà cớ gì ta xâm hại chim trời, cá biển… Còn  những loài ta nuôi để đẻ trứng, để lấy sữa là hợp với luật nhân quả vì khi này ta có quyền uy. Tuy nhiên không có quyền giết hại.
3. QUY LUẬT BÙ TRỪ: Chúng ta làm ăn kiếm tiền, chúng ta cúng dường cho Tam Bảo, Bố Thí cho kẻ khác thì họ lại hồi hướng công đức ấy cho chúng ta. Một mặt ta đăm chiêu trong cuộc đời vật dục họ lại nâng đỡ ta trên con đường nghiệm lí siêu hình (tâm linh). Tất cả là quy luật qua lại, ta quen nghĩ theo một chiều. Ta bỏ công sức ra làm ăn, mua thực phẩm để nuôi lớn các con vật kia, thậm chí ta có quyền cho "nhân bản" (vật bản) ra hàng triệu con trong một ngày để phục vụ nhu cầu vitamin và lao động của mình. Tất cả điều đó nằm ngoài quyền định đoạt của các loài vật đó. Cũng giống như ta sinh con, ta nghĩ ta có quyền đánh nó, thậm chí giết nó không? thì câu trả lời là thế nào? Ta tự hiểu.
4. CÔNG ĐỨC CỦA ĂN CHAY: Đi theo Phật pháp phải có duyên và căn cơ, nếu đã không có thì đừng bao giờ phỉ báng. Trong một gia đình chỉ có một người ăn chay thì giá trị công đức chung cũng chẳng đáng. Vì sao lại vậy, ăn chay nhằm giải sát nghiệp, nhưng nếu con gà, con chó đó vẫn bị thịt làm món quay hay món rựa mận thì việc ta ăn hay chỉ có ý nghĩa tín ngưỡng của chúng ta, chỉ lợi cho tâm ta thôi chứ không cứu vớt được sự sống của nó. Do đó công đức ăn chay không bằng công đức phóng sinh. Công đức của kẻ thả một con chim, con gà khi nó sắp bị giết cao hơn rất nhiều so với người chỉ lẳng lặng ăn chay. Tuy nhiên người ăn chay được cấp một mã bảo đảm “không sát vật để ăn”.
5. TẠO CÁC MÓN ĂN KÍCH THÍCH CẢM GIÁC: Như vậy ăn chay là làm lợi cho chúng sinh và làm con người trở nên thanh thản. Những người thích chế tác các món ăn chay với hình cá tôm, gà vịt là trái với lí tưởng phật giáo, điều này khơi dậy sự thèm thuồng và sự thỏa mãn của giác quan đối với việc ăn. Chay có nghĩa là những gì mình thích thú mình đều từ bỏ hoặc chấp nhận một cách bình thản không có sự thèm khát. Ăn cũng được mà không ăn cũng được, không hề chấp vào việc ngon. Chay nghĩa là không ngon, không dở, không tổn hại.
6. CHAY CÒN CÓ NGHĨA LÀ DIỆT DỤC: Một ví dụ, một vị tăng khi đã xuất gia, bị cưỡng ép quan hệ tình dục hay lợi dụng những tình huống bất khả để bắt ép. Nếu đó là Phật phật sẽ xử xự thế nào? Phật sẽ phản đối một cách kịch liệt thậm chí phải dung bạo lực chăng? Phật không làm vậy mà buông xả hoàn toàn. Thân xác này đáng quý để tu tập nhưng không đáng để cố chấp. Điều này làm nhiều người bị giết rồi cưỡng hiếp gây nên tội ác và oan nghiệp dã man. Chay không làm tình, chay đối với xác động vật được phủ một lớp dầu mè, chiên nướng để khỏa lấp cái chết của chúng. Nếu như thấy một con gà chết kẹp ở ngoài đường, người ta sẽ không muốn ăn, nhưng nhìn thấy nó được làm thịt và chiên xào đẹp mắt thì ăn uống rất ngon lành. Đó chính là sự lừa mị của tâm. Do đó, việc của chúng ta là để tâm tỉnh táo để nhìn nhận và ứng xử cho có tình thương, hợp đạo lí.
7. LỪA DỐI NGƯỜI NHƯNG KHÔNG THỂ LỪA DỐI MÌNH: Tâm con người là vị Phật tại ngã, những việc ta làm có thể không ai hay, ta có thể lừa mọi người nhưng không thể lừa chính mình. Phật bảo phải nói thật, trước hết là nói đến cái bản nghã nghiệm sinh, kinh lịch của chính ta. Một số nhà ngoại cảm và các vong nhập vào người trần cũng khẳng định họ nhìn thấy tư tưởng. Khi ta nghĩ đến người quá cố, hay thần linh (niệm, cúng, giao tiếp) thì lúc đó ta liên tưởng đến điều gì thị họ nhìn thấy cái đó. Họ nhìn ta từ sợi day liên tưởng giữa tâm ta theo kiểu sóng điện thoại.
* Kết luận:
1. Ăn chay hay ăn lạt là nhằm giảm bớt sự ích kỉ của bản thân, bắt sinh linh chịu khổ (
khi chưa thọ hết nghiệp:  Một số loài vật thọ được mạng, được nghe thuyết lí, Phật Pháp hay đạo lí nó sẽ thành tinh hoặc tiến hóa về linh hồn theo từng cấp độ). Để cho sinh vật đó sống lâu hơn sẽ tạo cơ hội cho nó được giác ngộ, tiến hóa. Ví như năm 2022 con vật đó sẽ nghe được Phật tử đọc kinh nhưng năm 2013 ta đã làm thịt nó mất rồi. Vậy ta đã làm nên nghiệp gián đoạn đường tu của nó.
2. Ăn trứng (không có trống, không khởi sinh) là được, uống sữa (bột hay tươi) đều được: vì quy luật nhân quả, ai cũng phải lao động và san sẻ. Đừng bắt và làm thịt các loài có sự sợ hãi và biết chạy vì sẽ khởi nên lòng oán hận đau khổ, hoảng hốt cho sinh linh.
3. Ta cần biết khi ta ăn động vật thì máu mủ của động vật thẩm thấu và hóa thành máu mủ của thân ta: Nên một bậc thánh nhìn thấy ta trong quá khứ là vô vàn các con vật hợp thành, nó phàm ác, dã man, nhìn một người mà thấy trâu bò, lợn gà, tôm cá ... khi nào thần thức con người tỉnh ngộ và rũ bỏ máu mủ của các sinh linh kia thì họ phát ra ánh sáng thanh sạch như ánh nắng trời, nhẹ nhàng thanh khiến hơn một làn khói mỏng. Không thể ăn bát tiết canh, nhai thịt nhóp nhép mà niệm Nam Mô được như vậy câu Na Mô A Di Đà bị gửi nhầm xuống địa chỉ của sân si, dục vọng chứ không gửi được đến cõi trang nghiêm thanh tịnh, không cảm được lòng Phật. Nên nói, thân có cảm thì tâm mới nghiệm.
4. Câu Nam Mô A Di Đà Phật , Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay ... đó là sức mạnh vô biên nhưng phải nằm trong một con người có công lực:
- Công lực là ăn chay,
- Pháp bảo là niệm Phật
- Thành tựu là giác ngộ
- Đức hạnh là Lòng Thương yêu vô lượng với chúng sinh
- Màu Nhiệm thù thắng chính là: Đắc quả, được Giải Thoát về cõi Niết Bàn hay Tây Phương Cực lạc trở thành một Như Lai trong cõi Vị Lai. 


Không có nhận xét nào: