Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

TIẾN HÓA- GIÁC NGỘ MANG TÍNH GIAI ĐOẠN

Phật nói nhiều về thế giới sau khi chết, nói nhiều đến cõi vô hình. Giáo lí của ngài nó xa rời với cuộc sống thực tế, phương tây họ làm việc theo lí tính. Chẳng thế mà cái La bàn phương tây dùng khám phá ra lục địa, vũ trụ. Còn La bàn phương đông thì chủ yếu dùng để xem hướng nhà cửa, mồ mả. Hư vô phương đông, nó có xu hướng yếm thế. Bản thân của chữ Từ Bi (từ bỏ nỗi buồn) và hỷ xả (thả trôi niềm vui). Bản chất của nó là không vui cũng chẳng buồn. Từ Bi theo nghĩa là phổ độ, bác ái... là nghĩa khái quát của một pháp trong vạn pháp sau này được diễn giải lại mà thôi. Phật khuyên con người chấp nhận, chấp nhận... thuận theo tự nhiên và xã hội vì biết rằng không thể cưỡng lại. Bài học của cục đất là bài học của Phật. Hiền như bụt là như thế.
Nếu xã hội ai cũng theo Phật giáo thì bạn sẽ cảm nhận được thế nào rồi đấy. Phật giáo là "tỵ thế" (lánh đời) nên chủ trương của nó rất nhân đạo, hài hòa, nó là một trong những tôn giáo của hòa bình. 
Mấy ông Tây không hơn Phật nhưng vì ở góc độ khách quan họ đánh giá Phật khách quan hơn người tu theo Phật. Phật- ngài có lục thông nên đã có những "chính sách" phát triển tín đồ rất đặc biệt. Thông qua việc đưa dẫn chứng sinh động, khêu lên trong mỗi con người hạt giác ngộ ở bên trong. Khi nghe Phật thuyết ta thấy hợp lí, vậy cái hợp lí nó ở sẵn trong ta rồi. (Nho giáo bảo tứ đoan: Thị phi chi tâm, tu ố chi tâm, cung kính chi tâm, trắc ẩn chi tâm). Tôi chỉ nói đến thị phi chi tâm (khi sinh ra dù không ai dậy dỗ, lớn lên làm điều xấu thì lập tức biết mình làm điều xấu, khi sinh ra không ai dạy phải tức giận, phải xấu hổ hay phải tủi thân... nhưng nó tự biết"... như vậy Phật là một nhà hùng biện đại tài, đã lấy cái dễ nhìn nhận để cảm hóa chúng sanh (10 điều đúng cả mười - nghĩa là làm sáng tỏ những điều đã rõ, ai cũng sẽ ngộ ra nếu có duyên). Ngài rất thông minh, hơn thế, tất cả các vị bồ tát, quỷ thần, thiên long bát bộ đều hóa thân từ sùng kính thiên nhiên, vũ trụ: ví dụ: địa tạng bồ tát (đất mẹ), hư không tạng bồ tát (không khí, không gian), đại nhật như lai (mặt trời), quan thế âm bồ tát (âm thanh của thế gian), đại thế chí bồ tát (thế giới rộng lớn của các bồ tát), bắc đẩu thất tinh diên mệnh mật pháp... Tất cả đều là tên gọi của vũ trụ quan, ngài đã nói một cách hình tượng cho ta dễ hiểu.
- Nói gì thì nói, ta tin vào duyên khởi trong giáo lí nhà Phật. Ta cho đó là đỉnh cao của trí tuệ Phật học. Ngài đã thấy được một cõi vô hình chỉ tồn tại vĩnh viễn trong sóng tâm linh của con người, nên tại sao cần tụng kinh, ai tụng cũng được, tiếng gì cũng được, miễn là niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát. Nếu ta cho rằng Phật biết hơn 5000 nghàn ngôn ngữ để hiểu lời gọi cầu của toàn thiên hạ thì ta đã sai rồi. Sóng được xác định bằng tần số cảm xúc chứ không phải là ngôn ngữ nữa. Ví dụ, tôi đang phát điên cầm dao vung chém mọi người, dù có biết ngôn ngữ đó là gì hay không người đó vẫn phát ra loại sóng đặc trưng: sóng cực khoái (để biết dâm tính, giao cấu), sóng đau đớn (bị tra tấn), sóng cầu xin (gặp nạn)...
- Chỉ có thể nói ngài là một nhà hùng biện đại tài, trí tuệ siêu việt do quá thông minh nên ngài đã làm được việc lớn có ý nghĩa cho nhân loại, giúp cho nhân loại sống âm dương hài hòa. Đó mới là mấu chốt, bỏ bê đời sống hiên thực mà chìm đắm bị chi phối quá nhiều về tâm linh thì không tốt. Do đó âm dương phải hài hòa mới được. Sắc sắc không không là như vậy đấy. Qua sông thì đi thuyền, qua bờ kia rồi thì phải biết bỏ cái thuyền lại, đừng vác theo nữa... nghĩa là, cơ duyên sẽ đến theo từng giai đoạn, là người mà tu để bay lên mặt đất như phim chưởng là vọng tưởng, mơ mộng... nhưng nếu dịch chuyển bằng sóng thì lại hoàn toàn có thể. Do đó tu tập mang tính chất giai đoạn là vì thế.


Không có nhận xét nào: